× Image
Image
Chia sẻ

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục thu mua cau của Việt Nam, khiến giá của loại quả này đạt mức cao kỷ lục.

Theo báo Thanh Niên, giá cau tươi tại các nơi như Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Tây Ninh, Tiền Giang, Kiên Giang… dao động từ 80.000 – 85.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại khu vực phía Bắc như Bắc Ninh, giá cau có thể lên đến 90.000 đồng/kg do nguồn cung hạn chế.

Các thương lái trực tiếp đi hái cau cho biết sở dĩ giá cau tăng và giữ ở mức cao trong nhiều tháng là do Trung Quốc thiếu nguồn cung nên tăng cường nhập khẩu cau từ Việt Nam, báo Thanh Niên đưa tin.

Người Trung Quốc chế biến cau thành nhiều món khác nhau

Đầu tiên, người Trung Quốc thường chế biến cau thành kẹo cau. Kẹo cau có vị ngọt, thường được dùng để ăn vặt, khi ăn sẽ đem lại cảm giác the mát, sảng khoái trong khoang miệng. Người Trung Quốc thường ăn kẹo cau để chống viêm họng, giữ ấm cơ thể hoặc khi cảm thấy mệt mỏi và cần tỉnh táo.

Bên cạnh đó, tại Trung Quốc, cau còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Người dân ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) thường xào thịt vịt với cau khô để tăng hương vị cho món ăn. Người dân ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc thường hầm cau khô cùng chim cút hoặc nấu cháo để bồi bổ cơ thể, cải thiện tiêu hóa.

Theo thống kê vào năm 2020 được đăng tải trên trang tin The Paper của Trung Quốc, doanh số bán các mặt hàng liên quan đến cau tăng với tốc độ 20% mỗi năm.

Kẹo cau
Người Trung Quốc thường ăn kẹo cau hoặc thêm cau vào các món canh, hầm. (Ảnh: hsieh.tsaihua, Sohu)

Lợi ích của cau

Nhà nghiên cứu Trần Lương Thu, làm việc tại Viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc, cho biết cau là một trong những loại dược liệu quan trọng ở Trung Quốc.

Cau có vị đắng, chát, giúp hồi kinh dạ dày và ruột, có tác dụng giảm phù nề, kiện tỳ, điều hòa hệ thần kinh trung ương, tẩy giun sán và tốt cho khớp và ngăn ngừa sốt rét.

Theo chuyên gia, hạt cau có chứa arecolin có thể làm tê liệt hệ thần kinh của ký sinh trùng, giúp tiêu diệt các loại sán dây lợn, sán dây bò, sán lá gan,… và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Thường xuyên ăn cau cũng giúp tăng nhu động ruột, kích thích sản sinh dịch tiết tiêu hóa và giúp tăng cảm giác thèm ăn.

Ngoài tác dụng chữa bệnh, các hoạt chất alcaloid như arecolin, arecailin trong cau cũng có thể tác động tới hệ thần kinh trung ương của con người, khiến mọi người cảm thấy vui vẻ và có tác dụng giảm căng thẳng tinh thần, tăng cảm giác hưng phấn tương tự như thuốc chống trầm cảm.

Quá trình nhai cau liên tục sẽ thúc đẩy cơ thể hấp thu nhanh chóng các alcaloid qua niêm mạc miệng. Thông thường, trong vòng 5 phút cơ thể sẽ xảy ra những thay đổi về thể chất và tâm lý, các triệu chứng này có thể kéo dài trong 2-3 giờ.

Cau là một loại dược liệu quan trọng
Cau là một trong những loại dược liệu quan trọng.

Một số lưu ý khi ăn cau

Hoạt chất alcaloid trong cau cũng có thể gây ra các phản ứng như đỏ mặt, cơ thể nóng bừng và đổ mồ hôi nhẹ. Với những người ăn cau lần đầu tiên, họ có thể gặp các triệu chứng bất thường như chóng mặt, tức ngực, đau họng và không hề cảm thấy thư giãn, hưng phấn hay thoải mái.

Bên cạnh đó, ăn cau có thể gây nghiện do các hoạt chất kích thích hệ thần kinh trung ương, khiến mọi người cảm thấy thư giãn nhanh chóng. Do đó, chuyên gia khuyến cáo mọi người nên hạn chế ăn quá nhiều cau.

Avatar

By admin

Facebook: KienThucMoiNgay.Info

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *