× Image
Image
Chia sẻ

Bệnh đau mắt đỏ là gì? Căn bệnh đau mắt đỏ đáng ghét lây lan do đâu nhỉ? Cùng xem infographic dưới đây để biết rõ hơn về bệnh đau mắt đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhé.

>>> Cách ngừa đau mắt đỏ hiệu quả

Những điều "không thể không biết" về bệnh đau mắt đỏ
Những điều "không thể không biết" về bệnh đau mắt đỏ
Những điều "không thể không biết" về bệnh đau mắt đỏ
Những điều "không thể không biết" về bệnh đau mắt đỏ

Điều trị đau mắt đỏ

Điều trị đau mắt đỏ phụ thuộc vào việc nó do vi khuẩn, virus, chất gây dị ứng hay thứ gì khác gây ra. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, đau mắt đỏ có thể cần thiết phải điều trị hoặc không.

Đau mắt đỏ do virus, bệnh sẽ diễn biến trong vài ngày và tự khỏi. Để giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh có thể rửa sạch, vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý, chườm lạnh để giảm sưng mắt. Nếu đau mắt đỏ do virus herpes simplex, virus varicella-zoster (gây thủy đậu/ giời leo) hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục gây ra thì cần dùng thuốc kháng virus. Nếu không được điều trị, chúng có thể để lại sẹo ở mắt hoặc gây giảm thị lực. Thuốc kháng sinh không thể điều trị bệnh đau mắt đỏ do virus gây ra.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn, có dịch mủ và các dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh sẽ cần điều trị với liệu trình thuốc kháng sinh, kháng viêm. Bạn cần uống đủ liệu trình điều trị kể cả triệu chứng đau mắt đỏ đã được cải thiện và tái khám để kiểm tra có gặp tổn thương nghiêm trọng hay không.

Đau mắt đỏ do dị ứng, người bệnh cần tránh xa tác nhân gây dị ứng, phản ứng dị ứng sẽ giảm dần và tình trạng đau mắt đỏ sẽ được cải thiện. Nếu triệu chứng dị ứng đau mắt đỏ nặng, gây khó chịu, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt để cải thiện triệu chứng.

Bên cạnh việc vệ sinh, điều trị đau mắt đỏ, trong thời gian mắc bệnh, bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp. Chế độ dinh dưỡng sử dụng các loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin A,B,C,K như thịt gà, cá hồi, trứng, bí ngô, cà chua, cà rốt, đu đủ, dâu tây, các loại đậu… Bạn không nên sử dụng các chất kích thích (rượu, bia hay nước uống có gas) và thực phẩm mang tính nóng (ớt, tỏi).

Do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs): Đau mắt đỏ do STIs không phổ biến nhưng có thể nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh có thể phát triển một loại đau mắt đỏ nghiêm trọng gây suy giảm thị lực. Nếu bạn đang mang thai và sống chung với STIs, em bé của bạn có thể nhiễm vi khuẩn này trong khi sinh. Trẻ sơ sinh có thể được bôi thuốc mỡ kháng sinh lên mắt để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Do bệnh tự miễn: Nếu bạn bị đau mắt đỏ do bệnh tự miễn dịch, việc điều trị căn bệnh tiềm ẩn cũng sẽ điều trị bệnh đau mắt đỏ. Hỏi bác sĩ cách kiểm soát các triệu chứng cho đến khi mắt bạn cảm thấy tốt hơn.

Bạn cũng nên tránh làm việc quá sức, đặc biệt là những công việc căng thẳng. Thời gian này, bạn cần tránh sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, máy vi tính trong thời gian dài gây yếu, mỏi mắt và khiến bệnh nặng hơn.

Avatar

By admin

Facebook: KienThucMoiNgay.Info

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *