Ngay cả khi dùng đạn bắn, viên đạn chạm vào loại cây cũng chỉ để lại một vết mờ mờ, không thể bị suy chuyển.
Trong thế giới tự nhiên, nhiều điều kỳ diệu có thể xảy ra khiến loài người cảm thấy ngạc nhiên. Loại cây dưới đây là một ví dụ như thế. Loài cây mà chúng ta đang nhắc tới được gọi là cây bạch dương sắt hay bạch dương đen (Betula schmidtii), nó còn được mệnh danh là “mộc vương” – vua của các loại gỗ.
Bạch dương sắt được trồng nhiều ở Primorsky Krai, Nga. Bạch dương sắt còn có tên gọi khác là cây bạch dương Schimdt. Nó được đặt theo tên của nhà khoa học Nga đã khám phá ra loại cây này nhằm tôn vinh ông.
Bạch dương đen là loại cây được mệnh danh là “mộc vương”. (Ảnh: Pixabay).
Bạch dương đen là một loài gỗ quý, cây trưởng thành có đường kính 0,7m, cao 20m. Vỏ ngoài thân cây có màu đỏ tươi hoặc đen điểm chấm trắng. Cây có lá ngắn lá có hình bầu dục. Bạch dương đen thường mọc ở những ngọn núi cao trên 700 mét so với mực nước biển. Bạch dương sắt có tuổi thọ trung bình 300 – 350 năm. Bạch dương đen thích ánh sáng, có khả năng chịu lạnh và chịu hạn tốt. Bạch dương đen được tìm thấy ở trên đảo Honshu của Nhật Bản, phía Bắc của Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc.
Điểm nổi bật của bạch dương đen là gỗ của nó cứng nhất trên thế giới, cứng gấp 4 lần gỗ keo, gấp 2 lần thép. Nếu dùng vật gì đó gõ vào thân cây, thân cây sẽ phát ra âm thanh “dang dang”, nghe như thể đang gõ vào kim loại. Ngoài ra, gỗ bạch dương đen nếu dùng dao rạch lên thân cây cũng không hề hấn gì. Thậm chí, bạch dương đen có thể chống lại đạn, ngay cả khi dùng đạn bắn, viên đạn chạm vào cây cũng chỉ để lại một vết mờ mờ, không thể bị suy chuyển. Hơn nữa, dù thân cây bạch dương đen bị chìm trong nước, nhưng nó vẫn rất khô ráo, có thể khô ráo trong 1 thời gian dài vì nước không thể thấm vào bên trong. Vậy tại sao loại gỗ này lại cứng đến thế?
Trên thực tế, nguyên nhân là do cơ chế sinh trưởng độc đáo của cây bạch dương sắt. Theo các chuyên gia, trong cây bạch dương sắt có một cơ quan tự phát triển đặc biệt, có thể liên tục hấp thụ các chất dinh dưỡng, bao gồm chất dinh dưỡng, carbon dioxide và nước. Thông qua các phản ứng sinh hóa phức tạp, các chất này dần dần ngưng tụ và nén chặt thành các thớ gỗ trong thân và cành. Theo thời gian, những chất tích tụ này làm cho gỗ của cây bạch dương sắt trở nên cực kỳ cứng.
Ngoài ra, môi trường sinh trưởng của cây bạch dương sắt cũng đóng vai trò quan trọng giúp nó trở thành “vua của các loài cây”. Theo đó, cây bạch dương sắt thường sinh trưởng ở những vùng ôn đới với mùa đông kéo dài và đất đai nghèo dinh dưỡng. Để tồn tại trong môi trường như vậy, loại cây này phải thích nghi và tích lũy những chất dinh dưỡng có được. Quá trình thích nghi này làm cho các thớ gỗ của bạch dương sắt vô cùng chặt chẽ và chắc chắn.
Nghiên cứu khoa học cho thấy sợi gỗ bạch dương sắt rất giàu lignin và cellulose. Các thành phần này tạo thành cấu trúc tương tự như vật liệu composite trong môi trường áp suất cao, điều này cũng cho phép nó có độ cứng cao như vậy.
Loại cây bạch dương đen có thể chống lại đạn. (Ảnh: Pixabay).
Theo các nhà khoa học, khả năng đặc biệt của bạch dương đen nằm ở lớp vỏ cây. lớp vỏ cây không có tính đàn hồi, do đó chúng sẽ tao ra lực phản lớn khiến vỏ cây không bị biến dạng khi tác động mạnh. Gỗ bạch dương đen cứng như thế là vì mật độ sắt trong phân tử gỗ cực cao. Do bạch dương đen có nhiều ưu điểm nên nhiều người săn lùng nó và khiến loại cây này bị đẩy vào bờ vực tuyệt chủng.
Gỗ bạch dương đen vì rất cứng nên thường được sử dụng để sản xuất các phụ kiện hàng không, phụ kiện xe hơi, tàu tuần dương, đường ống… Nó cũng được sử dụng thay thế thép và giá thành không hề rẻ. Trước đây, bạch dương đen được dùng để làm bi, bạc đạn, được dùng trên tàu cao tốc để tránh bị ngấm nước và rỉ sét, cũng đạt hiệu quả rất tốt.
Bạch dương đen vì rất cứng nên thường được sử dụng để sản xuất các phụ kiện hàng không. (Ảnh: Pixabay).
Bạch dương đen không chỉ là loại gỗ cứng hiếm thấy, nó còn là một loại thảo dược quý giá. Lá, thân cây sau khi điều chế dưới dạng nước có thể điều trị chứng phù, sưng, gút, phù niệu, thấp khớp. Cây có thể được sử dụng như là một bài tập để điều trị các dạng chàm, vết thương, rụng tóc, mụn trứng cá…
Hiện nay, bạch dương đen do bị khai thác quá mức, tốc độ sinh trưởng chậm nên số lượng loại cây này ngày càng trở nên khan hiếm và nó đang được xếp vào danh sách những loài cây có nguy cơ tuyệt chủng, là loài thực vật cần được bảo vệ.
- Úc lai tạo thành công chuối biến đổi gene đầu tiên trên thế giới
- Loài hoa lớn nhất thế giới sắp biến mất mãi mãi
- Tìm thấy cây nhựa ruồi Brazil sau gần 2 thế kỷ