× Image
Image
Chia sẻ

Hoa xuyến chi là loài hoa thường được bắt gặp ở vùng nông thôn, không chỉ có vẻ đẹp đơn giản hoang dã mà loại hoa này còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, vậy hoa xuyến chi còn gọi là gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về loài hoa mọc dại ven đường là gì và những tác dụng tuyệt vời của nó với cuộc sống chúng ta nhé.

Hoa xuyến chi hay còn được gọi với nhiều cái tên như: hoa đơn kim, hoa đơn buốt, cây cúc sáo, cỏ xuyến, song nha lông, quỷ châm thảo, hoa cứt lợn… Tùy vào mỗi vùng miền mà chúng có những cái tên khác nhau. Hoa xuyến chi được phát hiện lần đầu tiên ở miền tây Ấn Độ, sau đó được du nhập vào các nước Châu Âu và Châu Phi.

Ở Việt Nam cây xuyến chi thường được phân bố khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam là loại cây phổ biến dễ bắt gặp ở những bãi đất trống, ven đường, ven mương, đồng cỏ,… là một loài cây mang nhiều ý nghĩa của tuổi thơ nhiều bạn.

Tổng quan về hoa xuyến chi

Tên khoa học: Tên khoa học của hoa xuyến chi còn gọi là hoa gì? Hoa xuyến chi có tên khoa học là Bidens Pilosa. Là loại cây thân thảo, có hoa thuộc chi Bidens, họ Cúc.

Nguồn gốc: Vào những năm 1753, hoa xuyến chi được tìm thấy ở miền tây Châu Phi và được nhà thực vật học Carl Linnaeus nghiên cứu và mô tả sinh học. Vì thuộc loại cây dễ thích nghi với mọi môi trường sống nên xuyến chi dần du nhập qua các nước khác nhau và đã xuất hiện ở Việt Nam, hầu như ai cũng bắt gặp 1 lần trong đời.

Loài hoa xuyến chi thể hiện cho ý nghĩa “bên nhau mãi mãi”
Loài hoa xuyến chi thể hiện cho ý nghĩa “bên nhau mãi mãi”.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

Đơn buốt là cây thân thảo hàng năm, mọc bụi, cao đến 1m. Lá đơn mọc đối, phiến lá xẻ thùy sâu tận gân tạo thành 3 thùy phiến trông như lá chét, thùy phiến bìa có răng cưa, có thể có lông thưa hoặc không.

Hoa có 3 hay 5 cánh màu trắng bao quanh nhụy vàng. Hoa thật sự của đơn buốt lưỡng tính, xếp trên hoa đầu, có tràng hoa hình ống màu vàng, thường nhìn nhầm thành “nhụy vàng” của hoa tự.

Sau này nhụy hoa trở thành hạt, có dạng quả bế, đầu hạt có ga. Những gai này giúp cây nhân giống bằng cách di chuyển theo gió, bám vào con vật hoặc con người, từ đó được sinh trưởng và phát triển.

Ý nghĩa của hoa xuyến chi

Loài hoa xuyến chi thể hiện cho ý nghĩa “bên nhau mãi mãi”. Mặc dù là hoa mọc dại nhưng xuyến chi lại mang trong mình một câu chuyện vô cùng cảm động và có phần đau thương.

Ngoài ra, xuyến chi còn thể hiện cho sự ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng và mong manh của những cô gái nông thôn Việt Nam. Hoa cũng đại

Công dụng của hoa xuyến chi

Ngoài thắc mắc về hoa xuyến chi là hoa gì thì còn khá nhiều thắc mắc về công dụng của loài hoa xuyến chi này. Hoa xuyến chi có nhiều công dụng như:

Cây xuyến chi có vị đắng, nhạt, hơi cay và tính mát nên có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt cho cơ thể, giải độc, sát trùng các vết thương, chống viêm.

Xuyến chi là một loài rau có thể ăn được, có thể dùng để luộc hoặc xào tỏi như các loại rau bình thường khác, ngòai ra có thể dùng xuyến chi để nấu trà.

Nó thường được sử dụng để điều trị các bệnh như viêm họng, sưng họng phát sốt, viêm ruột, tiêu chảy, kiết lỵ hay các bệnh ngoài da như dị ứng, mày đay, ngứa,…

Trong dân gian người ta thường dùng cây xuyến chi để đắp trực tiếp vào những vết côn trùng cắn, rắn cắn nhờ khả năng chống viêm của nó.

Hoạt chất flavoness và polyynes được tìm thấy trong cây xuyến chi có tác dụng chống khối u ở những người bị bệnh ung thư phá triển.

Cây xuyến chi còn được xem là một loài thực vật có khả năng làm giảm các triệu chứng của đái tháo đường hiệu quả nhờ cytopoloyne và polyynes có trong cây.

Tinh dầu trong lá cây xuyến chi là một hợp chất chống oxy hóa mạnh có tác kháng khuẩn, kháng nấm.

Cây xuyến chi cũng được sử dụng để làm cỏ trang trí trong khuôn viên nhà hoặc ngoài công việc giúp tăng thêm vẻ đẹp và sự tươi mát cho khu vườn.

Xuyến chi là một loài rau có thể ăn được
Xuyến chi là một loài rau có thể ăn được.

Các bài thuốc từ hoa xuyến chi

Điều trị bệnh đường ruột

Để điều trị bệnh đường ruột bằng hoa xuyến chi, bạn cần chặt cả cây thành từng khúc nhỏ và đem phơi khô. Mỗi ngày dùng 1 nắm cây đem đun sôi với khoảng 1 lít nước và uống thay nước trà. Sử dụng một thời gian ngắn sẽ có tác dụng điều trị các bệnh đường ruột hiệu quả.

Hỗ trợ hạ sốt ở trẻ nhỏ

Bạn có thể dùng 20g hoa và lá của hoa xuyến chi, 20g sài đất để giã nát, lọc lấy nước cho trẻ uống. Mỗi ngày cho bé uống 2 -3 lần, lấy bã thuốc đắp vào lòng bàn chân có tác dụng hạ sốt cho trẻ.

Hỗ trợ điều trị đau lưng

Bạn cũng cần dùng 150g xuyến chi, 250g đại táo và một chút rượu trắng, đường phèn để đun cùng nước ở lửa nhỏ. Lấy nước chia làm 4 – 5 lần uống trong ngày. Duy trì uống 10 ngày sẽ thấy có tác dụng hiệu quả.

Hoa xuyến chi có tác hại gì không?

Hoa xuyến chi xuyến chi có tính hút độc khá cao, nếu thu hái cây tại vùng chế xuất công nghiệp nặng thì có thể nhiều hàm lượng độc tố sẽ bị cây hút vào bên trong. Vì vậy, nếu dùng hoa xuyến chi ở những vùng này để trị bệnh sẽ không mang đến hiệu quả, thậm chí có thể làm bệnh thêm nặng hơn, vô tình mang chất độc vào cơ thể. Vì thế, nếu bạn muốn dùng cây hoa xuyến chi như một loại thuốc chữa bệnh thì chỉ nên thu hái cây ở trên núi, vùng quê có không khí trong lành.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên tùy tiện sử dụng hoa xuyến chi mà cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Avatar

By admin

Facebook: KienThucMoiNgay.Info

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *