Loại cây này được gọi là “hoàng kim của rừng xanh”.
Loại cây ngoại lai với nhiều giá trị sử dụng
Trong những năm gần đây, việc thay thế các loại cây trồng ít hiệu quả bằng các loại cây mới có giá trị kinh tế tốt hơn đang là xu hướng ở nhiều khu vực của Việt Nam. Nhiều nông dân đã lựa chọn một loại cây để trồng thử nghiệm và đã đem lại thành công với hiệu quả kinh tế cao.
Đó chính là cây gỗ đàn hương, tên khoa học là Santalum album L, họ đàn hương (santalaceae). Cây có nguồn gốc ở Đông Timor, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Tại Việt Nam, cây đàn hương đã được đưa ra nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành công ở một số diện tích thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bình Định.
Nhiều nông dân đã lựa chọn một loại cây để trồng thử nghiệm và đã đem lại thành công với hiệu quả kinh tế cao. (Ảnh: ISAF).
Gỗ đàn hương có màu vàng đặc trưng, khối lượng nặng và có thớ gỗ mịn đẹp, được coi là một trong những loại gỗ quý hiếm và có giá trị cao trên thế giới. Loại gỗ này được tìm thấy lần đầu tiên ở Nam Ấn Độ, được mệnh danh là quê hương của nó.
Cây đàn hương thường phát triển tốt trên những vùng đất khô cằn, với chiều cao khi trưởng thành dao động từ 4 đến 7 mét. Gỗ đàn hương không chỉ quý báu vì chất lượng mà còn vì ý nghĩa văn hóa và tâm linh mà nó mang lại. Ở Ấn Độ, nơi gỗ đàn hương rất được tôn kính, nó thường xuyên xuất hiện trong các nghi lễ tôn giáo và được sử dụng để thanh lọc cơ thể và linh hồn.
Cây đàn hương còn được gọi là cây “vàng xanh” (Ảnh: ISAF).
Cây đàn hương được đánh giá cao về mặt kinh tế vì khả năng sử dụng mọi bộ phận từ lõi gỗ, rễ, lá, hạt đến rác gỗ cho việc sản xuất tinh dầu và mỹ phẩm, do đó nó còn được gọi là cây “vàng xanh”.
Loại cây mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân
Gỗ đàn hương có hai loại chính là gỗ trắng và gỗ đỏ, mỗi loại có những đặc tính riêng biệt.
Bột rễ cây đàn hương được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp làm đẹp để tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm cao cấp và chăm sóc da tự nhiên. Bột từ giác gỗ và cành nhỏ được dùng trong các sản phẩm chăm sóc da và làm đẹp.
Lá của cây đàn hương được chế biến thành các loại trà và đồ uống cao cấp. Còn quả và hạt có thể được tiêu thụ trực tiếp hoặc để chiết xuất tinh dầu.
Bột rễ cây đàn hương được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp làm đẹp (Ảnh: ISAF).
Mùi thơm đặc trưng của gỗ đàn hương rất đặc biệt, có khả năng giữ hương lâu dài, đến vài thập kỷ. Khi được chế biến thành dầu, gỗ đàn hương có giá trị cao trên thị trường, với giá có thể lên tới 8.000 USD cho một lít, tương đương khoảng 200 triệu đồng. Dầu đàn hương được ví như “giọt vàng” do giá trị lớn của nó. Trong thời đại hiện đại, dầu gỗ đàn hương được ứng dụng phổ biến trong sản xuất xà phòng, nước hoa và nhang.
Xà phòng làm từ dầu gỗ đàn hương nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn và cung cấp độ ẩm tự nhiên, mang lại cảm giác thoải mái cho người dùng. Mùi hương dễ chịu của gỗ đàn hương cũng giúp cải thiện tâm trạng và tạo sự sảng khoái, do đó sản phẩm này rất được ưa chuộng.
Lõi gỗ đàn hương có giá khoảng 350 USD mỗi kg tại Ấn Độ và 450 USD mỗi kg ở Việt Nam. Trên các thị trường như Trung Quốc và Đài Loan, mức giá này còn cao hơn. Với những đặc tính nổi trội và giá trị sử dụng, gỗ đàn hương đôi khi được mệnh danh là “vàng xanh” quý hiếm. Tuy vậy, loại cây này đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do việc khai thác không kiểm soát.
Lõi gỗ đàn hương có giá khoảng 350 USD mỗi kg tại Ấn Độ (Ảnh: ISAF).
Cây đàn hương có khả năng thích nghi với nhiều loại đất như đất cát, đất đỏ, đất sét nặng, đất đá ong, và đất sỏi, nhưng điều kiện cần thiết là đất phải có khả năng thoát nước tốt vì cây không chịu được ngập nước. Sau 3 năm trồng, cây bắt đầu cho thu hoạch lá và từ năm thứ 4 đến năm thứ 13, cây sẽ cho quả với sản lượng 1,5kg/cây mỗi năm. Khi cây đàn hương đạt từ 13 năm tuổi trở lên, bắt đầu thu hoạch gỗ quý với lượng lõi từ 20-30 kg mỗi cây bao gồm lõi thân, lõi rễ và cành.
Giá cả trên thị trường hiện nay cho từng sản phẩm của cây đàn hương như sau: lá tươi có giá khoảng 100.000 VND/kg; quả có giá từ 150.000-200.000 VND/kg; Chia sẻ với báo Dân Việt, tiến sĩ Vũ Thoại, Chủ tịch Hội đồng khoa học tại Viện Nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm Việt Nam, một héc ta trồng cây đàn hương có thể mang lại thu nhập từ 500-700 triệu đồng, từ giai đoạn thu hoạch lá, quả cho đến khi thu hoạch toàn bộ gỗ từ thân và rễ của cây.
Cây đàn hương có khả năng thích nghi với nhiều loại đất (Ảnh: ISAF).
Tuy nhiên, Tiến sĩ Vũ Thoại cho biết, thu nhập từ diện tích trồng cây đàn hương không chỉ phụ thuộc vào mật độ trồng mà còn tùy thuộc vào quy trình chăm sóc và việc trồng xen cây đàn hương với loại cây nào khác.
- 12 loại gỗ quý hiếm và đắt nhất trên thế giới
- Loại gỗ quý hơn vàng, cây giống lại rẻ bèo nhưng tại sao không ai muốn trồng?
- Gỗ đen châu Phi, một trong những loại gỗ đắt đỏ nhất trên thế giới