× Image
Image
Chia sẻ

Liên Hợp Quốc hôm 7/10 cho biết, biến đổi khí hậu khiến chu kỳ nước trở nên khó đoán, lũ lụt và hạn hán ngày càng dữ dội.

Năm ngoái, sông trên thế giới khô hạn nhất trong hơn 30 năm, các sông băng mất khối lượng băng lớn nhất trong nửa thế kỷ và rất nhiều trận lũ lụt đã xảy ra, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hợp Quốc.Chúng tôi nhận được tín hiệu cảnh báo dưới dạng lượng mưa cực đoan, lũ lụt và hạn hán ngày càng tăng gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng, hệ sinh thái và kinh tế”, Tổng thư ký WMO Celeste Saulo nói.


Sông băng Rhone ở dãy Alps, Thụy Sĩ, ngày 30/9. (Ảnh: Fabrice Coffrini/AFP).

Saulo cho biết, sự nóng lên của khí quyển Trái đất khiến chu kỳ nước “trở nên thất thường và khó đoán hơn”. Năm ngoái là năm nóng nhất lịch sử với nhiệt độ cao và điều kiện khô hạn lan rộng, gây hạn hán kéo dài.

Những sự kiện cực đoan này chịu ảnh hưởng phần nào từ các điều kiện khí hậu tự nhiên bao gồm hiện tượng La Nina và El Nino, nhưng cũng chịu ảnh hưởng ngày càng nhiều từ tình trạng biến đổi khí hậu mà con người gây ra. “Khí quyển ấm hơn chứa nhiều độ ẩm hơn, thuận lợi cho mưa lớn. Sự bay hơi nhanh hơn và đất đai khô hơn làm trầm trọng thêm vấn đề hạn hán“, Saulo nói.

Nước hoặc quá nhiều, hoặc quá ít, đẩy nhiều quốc gia vào tình huống ngày càng khó khăn. Năm ngoái, châu Phi là lục địa chịu ảnh hưởng nặng nề nhất xét về số người thương vong. Tại Libya, hai đập sụp đổ do một trận lũ lớn vào tháng 9/2023, khiến hơn 11.000 người thiệt mạng và 22% dân số bị ảnh hưởng, theo WMO.

Hiện tại, mỗi năm, 3,6 tỷ người không có đủ nước ngọt ít nhất một lần trong tháng, theo Liên Hợp Quốc. Con số này dự kiến tăng lên hơn 5 tỷ vào năm 2050. Trong ba năm qua, hơn 50% các lưu vực sông khô hạn hơn bình thường. Trong khi đó, dòng chảy vào các hồ nước xuống dưới mức bình thường ở nhiều nơi trên thế giới trong nửa thập kỷ qua.

Nhiệt độ tăng đồng nghĩa các sông băng tan chảy với tốc độ chưa từng thấy, mất hơn 600 tỷ tấn nước, tồi tệ nhất trong 50 năm quan sát, theo dữ liệu sơ bộ từ tháng 9/2022 đến tháng 8/2023. “Băng và sông băng tan chảy đe dọa đến an ninh nước dài hạn của hàng triệu người. Nhưng chúng ta vẫn chưa thực hiện những hành động khẩn cấp cần thiết”, Saulo nhận định.

Ngoài việc hạn chế khí thải nhà kính gây ấm lên toàn cầu, WMO muốn nguồn nước ngọt trên thế giới được giám sát tốt hơn để các hệ thống cảnh báo sớm có thể giảm thiểu thiệt hại cho con người và sinh vật hoang dã.

Stefan Uhlenbrook, giám đốc của bộ phận thủy văn, nước và băng của WMO, cảnh báo rằng việc trở lại chu kỳ nước tự nhiên và cân đối hơn rất khó. “Điều duy nhất chúng ta có thể làm là ổn định khí hậu, một thách thức vô cùng lớn”, ông nói.

Avatar

By admin

Facebook: KienThucMoiNgay.Info

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *