Các nhà khoa học vừa phát hiện sông băng dày nhất trên cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng (còn gọi tắt là cao nguyên Thanh Tạng) – được biết đến là tháp nước của châu Á.
Sông băng Purog Kangri. (Nguồn: Reuters).
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS), cánh đồng băng, có độ dày tối đa gần 400 m, là một phần của sông băng Purog Kangri ở huyện Tsoyi, Khu tự trị Tây Tạng, Tây Nam Trung Quốc.
Điều này cho thấy sông băng Purog Kangri hiện là sông băng dày nhất ở cao nguyên Thanh Hả-Tây Tạng, soán ngôi của chỏm băng Guliya ở tỉnh Ngari.
Các sông băng chứa thông tin quan trọng về lịch sử khí hậu của Trái đất. Trước đây, các nhà khoa học đã khoan lõi băng sâu 308,6m ở Guliya-hình thành trong giai đoạn hơn 700.000 năm trước.
Sông băng là gì? Sông băng hay băng hà là một khối băng lâu năm (có tỷ trọng thấp hơn băng thường), di chuyển liên tục bởi trọng lượng của chính nó; nó hình thành ở nơi mà tuyết tích tụ và vượt quá sự tiêu mòn qua rất nhiều năm, thường là hàng thế kỷ. Cao Nguyên Thanh Tạng là gì? Cao nguyên Thanh Tạng (gọi tắt trong tiếng Trung Quốc của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng) hay cao nguyên Tây Tạng (25~40 độ vĩ bắc, 74-104 độ kinh đông) là một vùng đất rộng lớn và cao nhất thế giới, với độ cao trung bình trên 4.500 mét so với mực nước biển, bao phủ phần lớn khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc cũng như Ladakh tại Kashmir của Ấn Độ. Nó chiếm một khu vực với bề rộng và dài vào khoảng 1.000 và 2.500km. |
- Xuất hiện sông băng chảy giữa sa mạc, ngày tận thế sắp đến?
- Băng tan ở Tây Tạng và mối nguy đối với Việt Nam
- Sông băng tan chảy để lộ vật thể bí ẩn