× Image
Image
Chia sẻ

Mùa giao phối của loài rắn này luôn ẩn chứa những điều kỳ thú và bí ẩn.

Điểm lạ trong mùa giao phối của loài rắn sọc

Khi mùa đông kết thúc và mùa xuân đến, đây là thời điểm mà loài rắn sọc rời khỏi hang để thực hiện một trong những nhiệm vụ trọng yếu nhất của cuộc đời chúng: tìm kiếm bạn tình để giao phối. Đúng vậy, mùa xuân cũng là mùa sinh sản của chúng, và mỗi dịp này, khoảng 75.000 con rắn sọc lại tụ họp tại hang Narcisse – một hệ thống hang động đá vôi, ở Manitoba, Canada.

Cuộc giao phối của loài rắn sọc có thể đi đến những mức độ cực kỳ ghê gớm. Có trường hợp, một cá thể rắn cái được hơn 100 con rắn đực tiếp cận và tỏ tình. Các con rắn đực này sẽ leo lên nhau, tạo thành những cụm giống như trái bóng tình yêu. Tại những khe nứt trên mặt đất, những nhóm rắn như vậy thường tập trung, dẫn đến việc có thể thấy hàng ngàn con rắn quây quần ở một khu vực.

Đến mùa xuân, loài rắn sọc rời khỏi hang để thực tìm kiếm bạn tình để giao phối.
Đến mùa xuân, loài rắn sọc rời khỏi hang để thực tìm kiếm bạn tình để giao phối. (Ảnh: Nat Geo)

Jesús Rivas, nhà nghiên cứu bò sát từ Đại học Cao nguyên Tân Mexico ở Las Vegas cho biết, tuy rắn sọc có những hành vi tập trung đông đúc để tìm kiếm bạn tình, nhưng hành vi này chỉ xuất hiện ở một số nơi cụ thể. Rivas cho biết không có khu vực nào trong phần lục địa của nước Mỹ chứng kiến cảnh tượng rắn tìm bạn tình theo nhóm lớn như vậy.

Có khả năng môi trường sống và điều kiện khí hậu là nhân tố ảnh hưởng đến việc tạo nên hiện tượng tập trung đông rắn sọc tìm bạn tình, bởi cách ứng xử của rắn có thể biến đổi mạnh mẽ tùy theo vùng địa lý. Hiện nay, Rivas cùng nhóm nghiên cứu của mình đang tiến hành nghiên cứu về hành vi tìm kiếm bạn đời của loài rắn sọc tại New Mexico.

Lý giải hành động kỳ lạ của rắn cái

Trong những màn giao phối tập thể của loài rắn sọc, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra phương pháp để xác định chính xác con rắn đực nào là người chiến thắng trong cuộc đua thụ tinh. Tuy vậy, một điều chắc chắn là quá trình này gây ra cảm giác đau đớn cho rắn đực, và vì lý do này rắn cái cần phải làm sự lựa chọn cẩn thận.


Vào mùa sinh sản của chúng, và mỗi dịp này, khoảng 75.000 con rắn sọc lại tụ họp tại hang Narcisse. (Ảnh: Nat Geo)

Một điều quan trọng mà chuyên gia Michael LeMaster từ Đại học Western Oregon, Monmouth đã nhận thấy trong nghiên cứu của mình về rắn sọc đỏ là quyền “quyết định” cuối cùng thuộc về rắn cái, khi nào thì chúng mới ‘mở’ cơ quan sinh sản để cho phép rắn đực giao phối. Rắn cái cũng sử dụng những cơn co thắt cơ quan sinh sản như một cách để điều chỉnh thời gian giao phối, và chúng có thể ngắt ‘cuộc vui’ nếu như rắn đực không đáp ứng được những yêu cầu của chúng.

Có nhiều giả thuyết về cách thức rắn cái lựa chọn bạn tình từ hàng loạt rắn đực theo đuổi, nhưng cơ chế chính xác vẫn là một bí ẩn. Theo nghiên cứu của nhóm các nhà nghiên cứu tới từ Wolverhampton, Anh do Mark O’Shea đứng đầu thì nhiều khả năng con đực mạnh mẽ nhất hoặc kiên trì nhất trong việc theo đuổi có thể sẽ là người chiến thắng, được quyền giao phối với rắn cái, dẫn đến việc sinh ra thế hệ sau có sức sống cao hơn.

Một yếu tố khác theo Rivas có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn của rắn cái đó là khả năng cảm nhận qua tiếp xúc trực tiếp. Rắn cái sẽ sử dụng cảm giác này để phân biệt và lựa chọn đối tác đực. Và nếu có cơ hội quan sát một nhóm rắn trong thời kỳ sinh sản từ bên trong, ví dụ như thông qua việc lắp đặt camera, các nhà nghiên cứu có thể sẽ tìm được lời giải đáp chính xác hơn cho những vấn đề này.


Rắn cái cũng sử dụng những cơn co thắt cơ quan sinh sản như một cách để điều chỉnh thời gian giao phối. (Ảnh: Nat Geo)

Rắn cái không giới hạn sự lựa chọn của mình ở một rắn đực duy nhất; thực tế, chúng thường xuyên phối ngẫu với nhiều bạn tình. Tuy nhiên, điều này trái ngược với những phát hiện trước đó, cho thấy rắn đực lại thường có xu hướng trung thành với chỉ một bạn tình cố định.

Rivas cũng cho biết thêm, các con rắn đực thường tốn một lượng lớn năng lượng trong việc tìm kiếm con cái, điều này phản ánh bản năng giao phối theo nhóm của chúng. Ông cũng cho rằng hành vi giao phối mà trong đó một con cái có thể giao phối với nhiều con đực – được gọi là đa phu có thể là phương thức giao phối cổ xưa nhất trong các loài rắn.

Hiện nay, chưa có lời giải đáp thỏa đáng cho việc rắn phát triển phương thức giao phối như vậy. Một giả thuyết đưa ra là qua quan hệ tạp giao, rắn cái có thể dự trữ nhiều tinh dịch hơn, từ đó cung cấp thêm dưỡng chất cho bản thân.

Theo nhóm của Rivas thì hành vi của một con rắn cái giao phối với nhiều con đực có thể là để đảm bảo sinh sản ra những con rắn non khỏe mạnh nhất, thông qua sự cạnh tranh giữa các tinh trùng, nơi mà những tinh trùng mang gene kém sẽ không thể tồn tại được trong cuộc đua gen.


Hành vi của một con rắn cái giao phối với nhiều con đực có thể là để đảm bảo sinh sản ra những con rắn non khỏe mạnh nhất.

Rắn cái có khả năng tồn trữ tinh trùng trong cơ quan sinh dục của mình từ vài tháng đến vài năm, và có vẻ như sự ganh đua vẫn không ngừng diễn ra giữa tinh trùng đã được lưu giữ trước đó với những tinh trùng mới ‘tươi trẻ và mạnh mẽ’ được tiếp nhận vào sau.

Qua tập tính này, ta có thể thấy, có nhiều bí mật vẫn chưa được khám phá trong sinh sản của rắn, một phần là do tính chất kín đáo của chúng và việc quan sát chúng trong môi trường tự nhiên là không dễ. Dù vậy, thông tin mà chúng ta có được cho thấy rằng tập tính giao phối của rắn có nhiều điểm tương đồng với nhện. Đối với cả hai nhóm động vật, con cái thường to lớn hơn con đực và sự ganh đua giữa những con đực để giao phối với con cái là rất khốc liệt, trong khi con cái lại có khả năng kiểm soát tình hình, chọn lựa bạn tình và thậm chí là tiêu thụ bạn tình của mình.

Tuy nhiên, tại sao hai nhóm động vật với mối quan hệ tiến hóa xa xôi – có tổ tiên chung từ hàng triệu năm trước, khi mà đời sống động vật còn giới hạn lại phát triển những tập tính sinh sản tương tự như vậy vẫn là một ẩn số cần được giải đáp.

Avatar

By admin

Facebook: KienThucMoiNgay.Info

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *