Loại cây thuốc quý của châu Á đã không ít lần gieo rắc ác mộng tại các quốc gia như Hà Lan và Anh.
Cốt khí củ (tên khoa học: Reynoutria japonica) là loài cây quen thuộc trong Đông y, được các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiên cực yêu thích. Loài này thường được biết tới như vị thuốc trị bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp, mụn nhọt, lở ngứa và rất nhiều căn bệnh khác.
Thân cây cốt khí củ giống như thân tre, cây cao từ 3 – 4 mét, vỏ cây lấm tấm đốm hồng bên trong có nhiều nước. Cốt khí củ có sức sống rất mãnh liệt, phát triển nhanh vào mùa xuân và không ưa mùa đông lạnh giá. Tuy là giống cây kinh tế tại nhiều địa phương như miền nam Trung Quốc song đối với các nước châu Âu hay Mỹ, cốt khí củ thực sự là cơn ác mộng.
Thảm họa cây xâm lấn
Giữa thế kỷ 19, cốt khí củ được đưa từ Nhật Bản sang Hà Lan như một loài thực vật quý hiếm. Ban đầu, chúng xuất hiện trong một phạm vi có thể kiểm soát được nhưng sau đó loài cây đã phát triển quá mạnh, xâm lấn nhiều quốc gia và khu vực.
Đặc biệt ở vương quốc Anh, cốt khí củ là một tai họa. Cặp vợ chồng già Liz và Adrian Atkinson sống ở thành phố Belfast, Anh đã làm việc chăm chỉ suốt nhiều năm để sở hữu một căn nhà mơ ước cho riêng mình.
Cặp vợ chồng người Anh sợ hãi trước sự xâm lấn của cốt khí củ. (Ảnh: Belfasttelegraph).
Song chỉ một thời gian ngắn sau, họ đã cảm thấy sợ hãi khi cây cốt khí củ mọc lên hàng loạt từ dưới tấm xi măng nền nhà và các vết nứt trên gạch, dù họ có sử dụng thuốc diệt cỏ liều cao cũng không thể diệt tận gốc mầm mống cây.
Thời gian trôi qua, căn nhà ở Belfast của cặp đôi đã bị loài cây cốt khí củ xâm chiếm tới 40%, cơ ngơi có giá 300.000 bảng Anh giờ đây rớt giá xuống chỉ còn 60.000 – 70.000 bảng Anh làm cặp vợ chồng “khóc không ra nước mắt”.
Nhiều nơi phải sử dụng thuốc diệt cỏ hóa học, nhưng cách này không chỉ tốn kém mà còn phải phun liên tục trong nhiều năm mới có hiệu quả. Chỉ riêng chi phí để dọn sạch một mảnh đất nhỏ nơi cốt khí củ phát triển đã lên tới hàng nghìn bảng Anh. Tại Anh, tính tới năm 2012, các bất động sản bị cốt khí củ xâm lấn khiến chúng bị giảm giá trị tổng cộng tới 25 tỷ USD.
Phát triển không ngừng, rễ dài 7 mét
Giờ đây, cây cốt khí củ có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trên đất Anh, từ trong nhà, trên đường sắt, được cao tốc hay các cây cầu. Chúng mọc lên phá hủy lớp nền xi măng và bê tông của các tòa nhà.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy sự xâm lấn bất thường này bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chính.
Cây cốt khí củ phát triển quá nhanh và mạnh mẽ. (Ảnh: Sohu).
- Thứ nhất, cốt khí củ vốn là loài cây sinh sản mạnh, chúng sinh sản dựa vào hạt và thân rễ, hạt cây tương đối nhỏ nên thường cuốn trôi theo gió bay hàng chục mét. Rễ cây cũng có thể phát triển cực khỏe mạnh, dài tới 7 mét trong lòng đất mà không hề hấn gì. Chỉ cần một phần rễ dài 10cm là lại có thể tiếp tục nảy mầm thành cây con mới, sự phát triển này thực sự đáng sợ!
- Thứ hai, cốt khí củ tuy có thể ăn được nhưng hầu như các loài côn trùng, chim chóc đều không thích ăn chúng. Điều này đã khiến chúng phát triển quá mạnh, phá vỡ cân bằng sinh thái tại nhiều nước châu Âu.
- Nguyên nhân thứ ba là do nước Anh tứ phía đều hướng ra biển và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, khí hậu ấm áp quanh năm nên loài cây cốt khí củ có thể phát triển rầm rộ ở Anh.
Phá hủy cả đường nhựa và nhiều công trình tại Anh. (Ảnh: Sohu).
Vậy phải làm sao để kiểm soát loài xâm lấn dữ dội này? Các nhà khoa học đã phát hiện ra ở Nhật Bản có một loài rận hút nhựa cây mang tên Aphalara itadori, chúng có thể diệt trừ cây cốt khí củ một cách tự nhiên, song loài này lại chưa có mặt ở châu Âu.
Châu Âu hiện đang xem xét có nên đưa loại côn trùng này vào nuôi hay không nhưng tất nhiên trước đó, họ cũng cần nghiên cứu kỹ càng để tránh việc loài rận hút nhựa cây trở thành một thảm họa xâm lấn mới.
Biến thực vật xâm lấn thành món ăn đặc sản
Ở nhiều nơi tại Trung Quốc, cốt khí củ không thể gây hại. Cốt khí củ không những không bị ghét bỏ mà còn là “món ăn vặt tự nhiên” của người. Người ta thường chọn phần thân non nhất, gọt bỏ vỏ ngoài, trộn với bột ớt, muối và giấm thành một món ăn có vị chua chua ngọt ngọt, giòn giòn.
Ở nhiều vùng Tây Nam của Trung Quốc, thân non của cây này còn được dùng để xào, nấu canh, đặc biệt ở Quý Châu, món canh chua cốt khỉ củ là món đặc sản khiến người ta nhớ mãi không quên.
Tại Trung Quốc, cốt khí củ đã được người dân biến thành món đặc sản nhiều người mê. (Ảnh: Sohu).
Giá trị của cốt khí củ không chỉ dừng lại ở việc ngon miệng. Trong “Bản thảo cương mục” có ghi chép, cốt khí củ có công dụng hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc, trị ho, bình suyễn. Trong y học hiện đại, thành phần resveratrol có trong thân rễ của hổ trượng, nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa nên được sử dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu và phát triển thuốc và thực phẩm chức năng.
Cốt khí củ, loài cây được coi là “thảm họa” ở nước ngoài, lại trở thành những món đặc sản đầy thú vị ở Trung Quốc. Điều này thể hiện khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên độc đáo của người Trung Quốc và đây cũng thể xem là một phương án xử lý thực vật xâm lấn đáng học hỏi.
- Phát hiện “quả trứng khổng lồ” trên bãi cỏ, du khách hỏi dân địa phương và biết được sự thật ngỡ ngàng
- Cây trồng biến đổi gene tăng trưởng nhanh hơn 50%
- Giải mã “cơn sốt” Mộc Hương – loài cây đắt đỏ sánh ngang lan đột biến