× Image
Image
Chia sẻ

Trên mộ của Diophantus có bia khắc bài… toán tương truyền của chính nhà toán học quá cố tóm tắt cuộc đời mình, bản Việt dịch thế này:

Nhà toán học Diophantus.
Nhà toán học Diophantus.

Hỡi khách qua đường, đây là nơi Diophantus vĩnh hằng an nghỉ.

Nếu quý vị muốn biết cuộc đời y ra sao thì hãy chịu khó tìm hiểu những con số sau.:

1/6 đời y là tuổi thơ hạnh phúc.

Lớn thêm 1/12 đời mình, y bắt đầu để râu.

Trải thêm 1/7 đời mình, y cưới vợ.

5 năm sau, y sung sướng lúc con trai đầu lòng chào đời.

Tuy nhiên, số phận chỉ cho đứa con của y sống ngắn ngủi, bằng đúng 1/2 tuổi của y thôi.

Con trai mất, y đau buồn suốt 4 năm, rồi y cũng nhắm mắt trút hơi thở cuối.

Từ lâu, thiên hạ đã giải mã nội dung văn bia bằng cách đặt phương trình đại số đơn giản. Gọi x là tuổi đời Diophantus, chúng ta có đề toán gọn gàng:

x = x/6 + x/12 + x/7 + 5 + x/2 + 4

Dễ dàng tìm ra đáp số x = 84; tức Diophantus thọ 84 tuổi. Theo đó, Diophantus lập gia đình năm 24 tuổi, có con trai lúc ông 37 tuổi, cậu con trai ấy hưởng dương 42 tuổi.

Bìa sách Đại số của Diophanti tức Diophantus in năm 1670, bản dịch ra tiếng Latinh.
Bìa sách Đại số của Diophanti tức Diophantus in năm 1670, bản dịch ra tiếng Latinh.

Trong một quyển sách biên dịch từ thư tịch Trung Quốc, quyển Toán học (NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 1993; trang 88), có đoạn: “Thời cổ Hy Lạp có một nhà toán học tên là Diophante (~325 trước Công nguyên), chẳng có cuốn sách nào ghi chép tuổi của ông, cuộc đời của ông lại càng không ai biết”.

Thực tế, Diophante (tiếng Pháp) tức Diophantus là nhà toán học lẫy lừng từng sống và làm việc tại Đại học Alexandria giai đoạn đầu Công nguyên chứ chẳng phải trước Công nguyên. Lật bất kỳ pho toán sử nào cũng thấy nhắc tới Diophantus bên cạnh loạt tên tuổi nổi bật ở trường Alexandria của Hy Lạp cổ đại – di chỉ nay thuộc lãnh thổ Ai Cập.

Dẫu chưa nắm chính xác năm ông ly trần, song căn cứ vào nhiều nguồn tư liệu đã được phát hiện, các chuyên gia nghiên cứu lịch sử toán học lâu nay phỏng định rằng Diophantus sinh năm 325 và mất năm 410. Khung niên đại này vẫn được các từ điển hiện thời ghi nhận. Chẳng hạn Petit Larousse Illustré 1973 (trang 1295). Nếu thế thì Diophantus thọ 85 tuổi.

Ông được biết đến như là “cha đẻ” của ngành đại số, mặc dù ông đã được miêu tả là “người đốt sách” khi ông không chia sẻ các câu trả lời cho các câu hỏi mà ông đã đưa ra.

Cuộc đời của Diophantus không rõ ràng, nhưng chúng ta biết rằng ông đã viết một số cuốn sách về ngành đại số, trong đó có bộ “Arithmetica”. Bộ sách này đã trở thành tài liệu quan trọng trong lịch sử toán học, và được coi là một trong những tác phẩm đầu tiên về ngành đại số.

Bộ sách “Arithmetica” gồm 13 cuốn sách, trong đó Diophantus đã giải quyết các bài toán về lý thuyết số bằng cách dùng phương pháp đại số. Điều này đã đưa ông trở thành nhà toán học đầu tiên sử dụng đại số cho lý thuyết số.

Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Diophantus cho ngành đại số là phương trình Diofant. Phương trình này đưa ra một bài toán liên quan đến lý thuyết số và đại số, và đã trở thành một phần quan trọng của lĩnh vực toán học này.  Diophantus cũng chính là người đầu tiên đưa ký hiệu chữ/mẫu tự vào đại số.

Ngoài việc là một nhà toán học, Diophantus còn được biết đến như là một nhà thơ và triết gia. Tuy nhiên, các tác phẩm của ông đã bị mất hoặc bị phá hủy, nên thông tin về các hoạt động khác của ông khá hạn chế.

Avatar

By admin

Facebook: KienThucMoiNgay.Info

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *