× Image
Image
Chia sẻ

Ghế rồng là biểu tượng cho quyền uy của bậc đế vương, vì vậy, nguyên liệu để làm nên chúng cũng không hề tầm thường!

Tử Cấm Thành là công trình kiến trúc nổi tiếng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại đây, chúng ta không chỉ khám phá về cuộc sống cung đình của người xưa mà còn có thể tìm hiểu về trang phục, thức ăn, nơi ở và cuộc sống hàng ngày của họ.

Tuy nhiên, có một nơi gọi là Chính điện không được mở cho du khách tham quan. Tại đây có một chiếc ghế rồng rất tinh xảo được đặt ở chính giữa. Ghế rồng là vật tượng trưng cho quyền uy của thiên tử. Có lời đồn đại cho rằng, chỉ những người xứng đáng mới được ngồi tại đây, kẻ nào cả gan mạo phạm sẽ bị trừng trị.

Vì vậy món đồ này được chạm khắc rồng và nhiều hình trang trí phù điêu khác nhau. Nhìn từ xa người ta cũng có thể thấy một kiệt tác màu vàng ánh kim lộng lẫy.

Trên thực tế, hầu hết vật dụng cổ đều được làm bằng gỗ. Lý do đơn giản là vì nó dễ gia công và gỗ vô cùng phổ biến. Nhìn kiệt tác trong Tử Cấm Thành, một số người đặt ra nghi vấn: Vậy ghế rồng mà hoàng đế sử dụng cũng được chạm khắc từ gỗ hay được làm bằng vàng từ trong ra ngoài?

Thời xưa, vua là người đứng đầu một nước, sở hữu trong tay vô số vàng bạc. Việc đúc một chiếc ghế bằng vàng ròng không phải là điều không thể. Tuy nhiên, vàng quý giá nhưng để ngồi lâu sẽ không thoải mái. Hoàng đế phải ngồi trên ghế rồng mỗi ngày để xử lý việc triều chính, vì vậy lâu ngày sẽ không tốt cho long thể.

Ghế rồng chỉ dành cho vua.
Ghế rồng chỉ dành cho vua.

Do đó, hầu hết các mẫu ghế rồng đều được làm bằng gỗ sau đó được mạ một lớp vàng ở bên ngoài.

Tuy nhiên, nguyên liệu để làm ghế rồng không phải là gỗ đóng đồ đạc thông thường mà là loại gỗ rất quý gọi là nanmu. Nanmu được sử dụng để làm ghế rồng là loại được chọn lọc tốt nhất, có lõi vàng. Nó không chỉ có mùi thơm thoang thoảng mà còn có đặc tính vô cùng bền bỉ.

Nanmu vàng sẽ có độ bóng tương tự như ánh satin. Loại gỗ này có khả năng tồn tại lâu dài nên được sử dụng để làm quan tài cho quan lại và quý tộc thời xưa. Đồng thời, chất liệu này còn có thể ngăn chặn các loại côn trùng, nấm mốc và các vi khuẩn có hại. Giường làm bằng gỗ nanmu còn được đồn là ấm về mùa đông và mát về mùa hè, rất tốt cho người gầy yếu.

Điều đáng tiếc là trải qua nhiều biến cố của lịch sử, các triều đại thay đổi, và chiếc ghế rồng do những người tiền nhiệm để lại có thể bị thất truyền. Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều di tích văn hóa của các triều đại trước đã bị hư hại rất nhiều.

Dù sau này người ta muốn sửa chữa nhưng những kỹ thuật và vật liệu độc nhất vô nhị thời bấy giờ đã thất truyền từ lâu, hậu thế dù có cố gắng đến đâu cũng không thể khôi phục lại như ban đầu.

Theo Bảo tàng Cố Cung, muốn sửa chữa một lỗi nhỏ trên ghế rồng phải mất đến 3 năm. Do đó dù là các chuyên gia cũng không dám đụng vào. Ghế rồng trong Tử Cấm Thành cũng đành cất giữ trong Chính điện và không cho khách tham quan ghé thăm.

Thực hư về 2 nhân vật bỏ mạng sau khi ngồi lên ghế rồng

Tài liệu cổ Trung Hoa có nhắc tới chi tiết ghế rồng là bảo vật rất linh thiêng vốn chỉ dành cho người có thân phận cao quý, là bậc Thiên Tử (tạm dịch: con trời). Những người bình thường khác từng ngồi lên đều nhận kết thúc giống nhau.

Đầu tiên là Lý Tự Thành. Năm 1627, Sùng Trinh lên ngôi Hoàng đế nhà Minh. Nhưng triều đình mục nát, ông không thể xoay chuyển tình thế. Một trong những cuộc khởi nghĩa mạnh nhất ở Trung Hoa thời điểm đó do Lý Tự Thành đứng đầu.

Sau khi lật đổ nhà Minh, Lý Tự Thành chiếm ngôi báu, tự xưng làm Hoàng đế. Ông ngồi lên ghế rồng ở Tử Cấm Thành, bắt quan lại tới bái lạy. Chỉ một ngày sau, Lý Tự Thành đốt cháy Tử Cấm Thành, kéo quân chạy khỏi Bắc Kinh. Sau khi lên ngôi vua hơn 40 ngày, ông bị Ngô Tam Quế cướp ngôi.

Sử sách ghi chép, Lý Tự Thành chết ở Hồ Bắc vào tháng 4/1645. Xung quanh cái chết vẫn còn nhiều nghi vấn.

Chân dung Viên Thế Khải
Chân dung Viên Thế Khải (Ảnh: WK).

Tiếp đến là Viên Thế Khải. Vào tháng 2/1912, ông uy hiếp Phổ Nghi, Hoàng đế nhà Thanh thoái vị, để tìm cách đăng cơ. Chuẩn bị cho lễ đăng cơ, Viên Thế Khải bỏ ngai vàng của nhà Thanh trong điện Thái Hòa, thay bằng ghế rồng mới của mình. Tháng 12/1915, Viên Thế Khải mặc áo rồng, tổ chức lễ tế trời ở đền Thiên Đàn phía đông Bắc Kinh. Đến tháng 6/1916, ông đột ngột qua đời.

Trước những ý kiến trái chiều về lời nguyền bí ẩn xung quanh ghế rồng, nhiều chuyên gia cho rằng, những nhân vật kể trên đều xuất hiện trong thời kỳ chiến tranh, là tướng lĩnh cầm đầu các phong trào nổi dậy. Xét trong bối cảnh lịch sử, họ sống ở thời kỳ loạn lạc, nhiều biến động, nên việc bỏ mạng ngoài ý muốn là điều bình thường.

Avatar

By admin

Facebook: KienThucMoiNgay.Info

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *