Theo các nghiên cứu đông y, thịt vịt là một loại thực phẩm có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.
Thịt vịt là món ăn dân dã nhưng lại vô cùng độc đáo, chính vì vậy nó từ lâu đã trở thành món khoái khẩu của nhiều hộ gia đình Việt Nam. Vào mùa hè, thịt chỉ cần đem luộc, chấm cùng chút nước mắm gừng là đủ làm xao xuyến nhiều người.
Nhưng thịt vịt không chỉ ngon mà còn có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trung bình trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein, hàm lượng này cao gấp nhiều lần lượng protein có trong thịt bò, thịt heo, thịt dê, cá, trứng. Ngoài ra, thịt vịt cũng cung cấp nhiều dưỡng chất như canxi, photpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic…
Tuy nhiên, các bác sỹ tại Bệnh viện Tim Hà Nội lưu mọi người rằng không phải bất kỳ ai ăn thịt vịt cũng mang đến những lợi ích tốt cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia y tế và dinh dưỡng, ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị). Nó còn mang lại ích lợi cho những người có cơ thể suy nhược chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít…
Thịt vịt rất tốt cho tim.
Ngoài ra, thịt vịt còn tốt cho dạ dày, giúp làm tiết ra dịch mới và tốt cho hệ thần kinh.
Hiệp Hội tim mạch Mỹ cũng cho biết thịt vịt rất tốt cho tim. Xét về giá trị dinh dưỡng, thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Bởi trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K…
Một số nghiên cứu cho thấy thịt vịt có tác dụng chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch. Bởi trong máu của các loại gia cầm, nhất là loài vịt thường có rất nhiều axit oleic và nhiều thành phần tương tự giống dầu ôliu nên có thể chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch.
Những người suy nhược cơ thể sau khi bệnh cũng có thể bồi bổ bằng thịt vịt. Việc tăng cường ăn thịt vịt có thể giúp khắc phục tình trạng tăng huyết áp, ù tai, váng đầu, chóng mặt, ho khan, ít đờm, lao phổi, ho do phế âm hư, bổ huyết, sinh tân dịch (tạo nước)…
Tuy nhiên, bạn phải lưu ý thêm rằng không phải ai ăn thịt vịt cũng tốt.
- Thịt vịt có vị tanh, tính hàn mạnh nên đặc biệt không thích hợp với những người vừa mới thực hiện phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.
Thịt vịt đặc biệt không thích hợp với những người vừa mới thực hiện phẫu thuật.
- Theo Đông y, thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều thịt vịt nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.
- Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ -xương – khớp.
- Người bị bệnh gút không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng protein rất cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Người đang bị ho: Những người bị ho không nên ăn thịt vịt bởi trong thành phần thịt vịt có chất tanh, mà người ho thường phải kiêng tanh. Bởi ăn tanh sẽ khiến người bệnh khó thở. Mùi tanh trong thành phần của thịt vịt sẽ khiến cho người bệnh dễ ho thêm.
- Người đang bị cảm: Khi bạn vừa bị cảm xong thể trạng cơ thể còn nhiều mệt mỏi thì không nên ăn thịt vịt. Đặc biệt là khi bị cảm lạnh, bởi thịt vịt có tính hàn giúp giải nhiệt sẽ khiến cho cơ thể bạn lạnh bụng, tiêu chảy và khó chịu trong người làm người bệnh đang ốm càng ốm thêm.
Đông y cho rằng thịt vịt có tính lạnh nên không ăn thịt vịt với thịt ba ba vì khi dùng chung sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng.
Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận bởi quả mận tính nóng nên dễ sinh nóng ruột.
- NASA ra mắt vị chỉ huy sắp tiến vào vũ trụ: Không phải con người!
- Con người sẽ mất bao lâu để du hành đến sao Mộc?
- Các mặt trăng khổng lồ của Galilean đã ngăn cản sự hình thành hệ thống vành đai khổng lồ xung quanh sao Mộc