Khi NASA đăng tải hình ảnh về cánh cửa kỳ lạ mà Curiosity chụp được ngày 7-5 không kèm theo bất kỳ bình luận gì, hình ảnh đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt.
Nhiều ý kiến bày tỏ sự ngạc nhiên, cho rằng đó là “lối vào nhà” của người ngoài hành tinh nhưng cũng có các nhà nghiên cứu độc lập cho rằng đó có thể chỉ là sự tình cờ của một cấu trúc địa chất.
Hình ảnh Curiosity gửi về Trái đất – (Ảnh: NASA)
Theo tờ Space, tuyên bố mới từ nhóm điều hành Curiosity – chiếc xe tự hành đã chụp được cánh cửa bí ẩn – khẳng định đó thực sự là một đứt gãy hở tự nhiên trên đá. Nhóm khoa học gia NASA không gọi cấu trúc là cánh cửa, mà gọi là… lỗ chó, bởi thực sự cánh cửa bí ẩn chỉ cao 30 cm, rộng 40 cm.
“Có một số đứt gãy tuyến tính trong gò đất, nhưng tại vị trí này một số vết nứt giao nhau. Điều này cho phép đã bị vỡ theo những góc như vậy” – nhóm Curiosity giải thích trên Twitter.
“Những kiểu đứt gãy hở này thường gặp ở đá gốc, cả trên Trái đất lẫn sao Hỏa” – NASA tuyên bố, tuy nhiên cũng nhấn mạnh đó vẫn là “lối vào quá khứ cổ đại“. Cánh cửa không giúp chúng ta gặp người ngoài hành tinh nhưng đem đến cho khoa học những cơ hội thú vị.
Vì thế Curiosity sẽ tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn về “cánh cửa” và những gì ẩn chứa bên trong.
Bức ảnh đầu tiên về cánh cửa được NASA công bố ngày 11-5 – (Ảnh: NASA)
Các vết đứt gãy sâu trên một hành tinh, bao gồm cả Trái đất, có thể là nơi mà hành tinh đó vô tình tự xé toạc và phơi bày chính mình, tạo nên một con đường quý giá để các nhà khoa học tìm hiểu những lớp đá, lớp trầm tính cổ đại vừa được lộ ra thông qua vết nứt mà không phải khó khăn tìm hiểu qua các lõi khoan.
Trong khi đó, mục tiêu chính của Curiosity chính là tìm hiểu về lịch sử của sao Hỏa thông qua trầm tích, đá cổ đại. Đó là nơi các vật liệu hé lộ hành tinh này đã hình thành như thế nào, trải qua quá trình tiến hóa địa chất ra sao, cũng như cách mà sự sống đã hình thành và tuyệt chủng.
- Bằng chứng sốc: Con người ra đời từ thứ kinh khủng nhất vũ trụ?
- Tại sao cùng là sông nhưng Trường Giang dùng chữ “giang”, Hoàng Hà dùng chữ “hà”?
- “Đại dương ngầm” dưới sa mạc với lượng nước bằng 8 con sông Trường Giang Trung Quốc